Tìm Gia Sư 123

Blog chia sẻ kinh nghiệm tìm gia sư uy tín chất lượng

Tìm hiểu phương pháp dạy con của người Nhật Bản

Và với quan điểm mạnh mẽ như vậy, Kate đã rất ưng ý khi nuôi dạy con ở Nhật Bản, bởi các trường học tại đây có cùng cách giáo dục trẻ nhỏ như cô. Kate đã rất tâm đắc khi cô giáo tiếng Nhật của mình nói với Kate một câu tục ngữ của Nhật Bản gói gọn hoàn toàn những gì cô muốn dạy con trai mình: “Nana korobi ya oki” (nghĩa là: Ngã bảy lần, đứng dậy tám lần).

Đó chỉ là một cách nói hình tượng, bởi nếu bạn ngã bảy lần thì bạn sẽ chỉ đứng dậy bảy lần mà thôi, nhưng sự hơn kém về con số để nhấn mạnh ý nghĩa rằng, dù bạn có vấp ngã nhiều thế nào, thì bạn vẫn phải đứng dậy với nỗ lực ngày càng lớn hơn. gia sư hòa bình

Khái niệm về Ganbaru cũng bắt nguồn từ nền văn hoá Nhật Bản với nghĩa đen là diễn tả ý tưởng gắn bó với một nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành với sự bền bỉ, nỗ lực liên tục. Hầu hết chúng ta đều nhanh chóng bỏ cuộc với những công việc yêu cầu nhiều thời gian, tiền bạc và công sức hơn dự tính. Nhưng người Nhật thường cố gắng tới cùng dẫu có thể biết chắc là thất bại chỉ vì một niềm an ủi và tự hào duy nhất là mình “đã cố gắng hết sức”.

Vì thế ở trường học, từ cấp mẫu giáo, trẻ nhỏ được dạy đi dạy lại bài học xếp dép ở ngoài cửa lớp cho tới khi nhuần nhuyễn, rồi lại được thực hành đi thực hành lại bài học về cất đồ chơi… Cô giáo sẽ kiên trì yêu cầu trẻ hoàn thành nhiệm vụ này rồi lại tới nhiệm vụ khác mà không có sự nhân nhượng, ưu tiên nào.

“Hãy làm tốt!” thay vì “Chúc may mắn!”

Kate cho biết cô đã đột nhiên nhận ra sự khác biệt lớn trong suy nghĩ của người Mỹ và người Nhật khi một người bạn Mỹ nói “Good luck!” (Chúc may mắn) trước khi cô leo núi Phú Sĩ. Đứng trước những thách thức lớn, nhỏ trong cuộc sống chúng ta thường có thói quen chúc nhau may mắn. Nhưng ở Nhật, người ta nói “Ganbatte!”, nôm na là “Hãy làm tốt nhất nhé!”.

Họ đánh giá cao việc nỗ lực hết sức trước khi trông chờ vào vận may. Và người Nhật cũng khen ngợi nỗ lực thay vì khen ngợi khả năng thiên bẩm. Người Mỹ cũng đã đang học tập điều này. Sau nhiều thập kỷ khuyến khích trẻ với những cụm từ như “Con thật thông minh”, một nghiên cứu đột phá năm 2013 của Đại học Chicago và Stanford cho thấy bố mẹ nên khen ngợi con vì nỗ lực, chẳng hạn như “Con đã rất chăm chỉ!”.

Thay vì giới hạn trẻ bằng cách nói về những gì chúng có, hãy khuyến khích và đánh thức tiềm năng cũng như sự nỗ lực bền bỉ không mang tính hiếu thắng trong mỗi đứa trẻ. Khái niệm Ganbaru không có nghĩa là bạn sẽ làm được mọi điều bạn muốn chỉ cần bạn cố gắng, và cũng không có nghĩa là phải làm mọi giá để thành công. Mà đó là sự nỗ lực hết sức để không tiếc nuối dù kết quả có ra sao. Ít nhất bạn đã rất can trường và có quyền tự hào về điều đó. Kết quả không quan trọng, phẩm chất và giá trị con người bạn được khẳng định mới là điều đáng giá hơn.

Sức mạnh của từ “chưa”

Thay vì nói “Tôi không biết”, “Tôi không hiểu”, “Tôi không thể làm việc này”, bạn hãy đổi thành “Tôi chưa biết”, “Tôi chưa hiểu”, “Tôi chưa thể làm được việc này”.

Sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy này được thực hành triệt để ở Nhật Bản, nơi những học sinh có khả năng khác nhau được học cùng nhau, tham gia các hoạt động với nhau và tài năng thiên bẩm không phải là điều quá ấn tượng.

Hệ thống trường học ở một số nước phương Tây có một số lợi thế là trẻ có thể tiến nhanh dựa vào tài năng thiên bẩm. Các bé có thể được xếp vào các lớp năng khiếu, thậm chí nhảy một vài lớp ở cấp tiểu học nếu các bé có khả năng. Trẻ vật lộn với môn học nào đó có thể bị yêu cầu học đúp một lớp.

Nhưng theo nhà tâm lý học người Mỹ Angela Duckworth, hệ thống giáo dục Nhật Bản mới là hình mẫu của việc dạy trẻ tính kiên cường, hoặc theo cách dùng từ của bà là “grit” (gan góc, can đảm). gia sư hậu giang

“Thay vì phân loại trẻ em, một niềm tin phổ biến khác được nhấn mạnh trong trường học Nhật Bản – bạn sinh ra như thế nào không quan trọng bằng việc bạn thể hiện ra sao”, Duckworth viết.

Trường học Nhật Bản không phân loại học sinh theo khả năng. Một số trẻ có thể nổi trội về toán học, số khác có tài năng thiên bẩm về mỹ thuật hay âm nhạc. Tuy nhiên, các trường học không khuyến khích tài năng thiên bẩm. Họ dạy trẻ rằng chỉ cần nỗ lực, mọi người ở bất kỳ mức độ khả năng nào đều có thể trở nên tài giỏi. Trẻ có thể chỉ chưa biết cách làm điều đó. 

Theo tuvantuyensinh.com